Cách đây hai năm (năm 2012) khi tôi bắt đầu thực hiện series Tâm Lý và Bệnh Chứng thì tôi đã từng viết về Đa Nhân Cách. Nhưng lúc đó tôi chỉ mới học Tâm Lý Đại Cương nên phần nhiều thông tin trong đó là dựa vào DSM-IV và Case Book. Thế nên khi DSM-V ra đời và tôi được học về Đa Nhân Cách có hệ thống hơn thì tôi đã nung nấu ý tưởng viết lại bài này nhưng vẫn chưa có thời gian bắt tay làm. Mãi cho đến dạo gần đây nhiều bạn hỏi tôi về Đa Nhân Cách quá, mà tôi cứ phải trả lời đi trả lời mấy câu hỏi giống nhau nên thôi tôi quyết định viết ngay và luôn một bài hoàn chỉnh giải thích và trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Đa Nhân Cách là gì? Triệu chứng của Đa Nhân Cách.

2. Nguyên nhân và cách chữa trị Đa Nhân Cách.

3. Liệu người mắc Đa Nhân Cách có phạm tội và giết người hàng loạt như phim ảnh và tiểu thuyết mô tả hay không?

4. Tỷ lệ người mắc Đa Nhân Cách là nhiều hay ít?

5. Có hay không chuyện các nhân cách trò chuyện với nhau?

6. Nhân cách có giống Tính cách hay không? Tính tình tôi thay đổi thất thường, có khi tôi rất vui vẻ và hòa nhã, có khi tôi cáu gắt và nóng nảy. Liệu tôi có mắc Đa Nhân Cách?

Trước mắt thì tôi chỉ nghĩ và nhớ ra được sáu câu hỏi thường hay gặp nhất trên đây thôi. Nếu có ai có câu hỏi gì thì xin thoải mái com hoặc nhắn tin cho tôi. Tôi sẽ cố gắng trả lời hết trong phạm vi kiến thức và thời gian cho phép. Và bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào từng câu hỏi một nhé. Lưu ý đừng nhảy cóc vì các câu hỏi này có liên quan đến nhau.

Rối loạn Đa Nhân Cách là gì? (tôi sẽ gọi tắt là Đa Nhân Cách)

Đa Nhân Cách không nằm trong tổ hợp những bệnh nhân cách như cái tên nó gọi, mà nó nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: Hậu Chấn Thương Tâm Lý Rối Loạn Căng Thẳng (PTSD), Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính (ASD)…Đa Nhân Cách, PTSD và ASD có cùng một triệu chứng đó là sự tách rời nhận thức. Giống như PTSD là những người gặp chấn thương tâm lý quá nặng và sau đó đôi khi họ bị tách rời ra khỏi hiện thực họ đang sống, trải nghiệm cảm giác sống lại trong ký ức đáng sợ làm tổn thương tâm lý họ, Đa Nhân Cách cũng là sự tách rời ra khỏi hiện thực nhưng người mắc bệnh sẽ không nhớ gì và cũng không biết được là mình đã làm gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức ấy. Đa số sẽ cho rằng mình đang ngủ nhưng thực chất không phải. Và vì thế, từ DSM-IV, Đa Nhân Cách có tên gọi khác là Rối Loạn Tách Rời Nhận Thức (Dissociative Identity Disorder).

Một trong những đặc điểm chính của Đa Nhân Cách là người bị bệnh mất khả năng nhớ lại một số thông tin quan trọng về mình, những sự kiện lớn mà không thể giải thích được bằng từ “quên” bình thường. Nói đơn giản một chút, sẽ có những khoảng thời gian trống trong ký ức mà người bệnh không tài nào nhớ nổi. Có những chuyện quan trọng đã xảy ra trong quá khứ nhưng người bệnh không hề có một chút ý thức gì về nó cả, người bệnh không hề có một ý cảm giác hay ý thức gì về những nhân cách còn lại của mình. Sự rối loạn này phải không xuất phát từ thuốc, chất kích thích hay bất kỳ tình huống y khoa nào để được coi là Rối loạn đa nhân cách. Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân dưới đây.

Mary Kendall là một nhân viên xã hội, cô năm nay 35t. Cô vốn được cho là một người