Sang chấn tâm lý, điều gì khiến một người có hành vi tự hủy hoại bản thân?

Sang chấn tâm lý, điều gì khiến một người có hành vi tự hủy hoại bản thân?

Nếu mang theo một ký ức cảm thấy an toàn với ai đó từ lâu, những dư âm của tình yêu thương đầu đời đó có được tái kích hoạt trong những mối quan hệ đồng điệu khi đứa trẻ trưởng thành.

Sang-chan-tam-ly-dieu-gi-khien-mot-nguoi-co-hanh-vi-tu-huy-hoai-ban-than-19
Chắn hẳn chúng ta từng nghe về sang chấn tâm lý, nó không có gì xa lạ với nhiều người. Chủ đề này là một chủ đề khá sâu về tâm lý, do vậy ở góc độ tâm lý học ứng dụng, chúng tôi muốn truyền tải tới bạn đọc những gì dễ hiểu nhất, bạn dễ thấy nhất hàng ngày, để từ đó hiểu hơn phần nào về tâm lý và có cho mình những lựa chọn khôn ngoan trong cuộc sống. Một trong những hậu quả của sang chấn tâm lý đó là người đó có hành vi tự ngược đãi bản thân. Chắc hẳn bạn từng thấy thông tin, hoặc từng gặp về một người thích lấy dao rạch tay mình. Nếu đã từng chứng kiến, thì rất có thể người đó đã gặp phải những rắc rối trong cuộc sống của mình. Bài viết này, tâm lý học ứng dụng tổng hợp những kiến thức từ Tiến sĩ Y khoa Bessel Van Der Kolk, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc trung tâm điều trị Sang chấn tại Brookline, Massachusetts. Ông cũng là Giáo sư khoa tâm thần học của trường Y Đại học Boston.
 
Có lần, trong ba đêm liên tiếp, tôi được gọi vào 3 giờ sáng để cầm máu và khâu vết thương cho một phụ nữ tự cứa cổ mình bằng bất kỳ vật nhọn nào cô với tay tới được. Cô hân hoan nói với tôi rằng cô cảm thấy khá hơn nhiều khi tự cắt mình. Kể từ đó tôi luôn tự hỏi tại sao một số người giải quyết nỗi buồn bằng cách chơi liên tiếp ba ván tennis hay uống một cốc rượu mạnh, trong khi một số người khác lại lấy dao tự đâm, rạch, cắt tay mình? Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người từng bị lạm dụng tình dục và lạm dụng thể chất khi còn bé thường có xu hướng cố gắng tự sát nhiều lần và tự cắt người mình. Tôi tự hỏi phải chăng những mầm mống muốn tự sát đã bắt đầu từ khi họ còn rất bé và liệu họ có cảm thấy bình yên hơn khi tính chuyện trốn chạy bằng cái chết hoặc tự hành hạ bản thân?
Phải chăng việc tự làm đau bản thân là một nỗ lực vô vọng nhằm có được cảm giác tự chủ? Dựa trên thông tin ghi nhận về tất cả bệnh nhân được điều trị ngoại trú, kể cả những bệnh nhân được báo cáo có hành vi tự sát và tự hủy hoại bản thân, chúng tôi nhận thấy, sau ba năm điều trị, khoảng 2/3 bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt. Câu hỏi đặt ra là những bệnh nhân nào đã được hưởng lợi từ liệu pháp và những bệnh nhân nào vẫn còn cảm thấy muốn tự tử và hủy hoại bản thân mình. So sánh hành vi đang diễn ra ở bệnh nhân với TAQ, chúng tôi đã có được một số câu trả lời.  Những bệnh nhân vẫn còn xu hướng tự hành hạ mình nói rằng họ không nhớ được mình đã từng cảm thấy an toàn với bất kỳ ai khi còn nhỏ, họ nói đã bị bỏ rơi, phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác và thường bị bỏ mặc để tự xoay xở. Tôi kết luận rằng:  Nếu mang theo một ký ức cảm thấy an toàn với ai đó từ lâu, những dư âm của tình yêu thương đầu đời đó có được tái kích hoạt trong những mối quan hệ đồng điệu khi đứa trẻ trưởng thành. Cho dù là xảy ra trong quá trình trị liệu hay ngoài đời thực. Tuy nhiên, nếu thiếu một ký ức sâu đậm về tình yêu thương và cảm giác an toàn, những cơ quan thụ cảm của não, phần có nhiệm vụ phản ứng với lòng tốt của con người, có thể đơn giản là không phát triển được.  Nếu đúng vậy thì làm thế nào để con người học được cách làm cho mình bình tĩnh trở lại và cảm thấy vững vàng chắc chắn hơn trong cơ thể của chính mình? Một lần nữa, điều này rất quan trọng đối với việc áp dụng phương pháp trị liệu.
 
SANG CHẤN TÂM LÝ ĐỂ LẠI NHỮNG HẬU QUẢ LÂU DÀI
Nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định rằng có một bộ phận những người bị sang chấn không nhất thiết nhớ đến những tình huống gây sang chấn của họ (một trong những tiêu chuẩn cho chẩn đoán PTSD) hoặc ít nhất là họ không quan tâm tới những ký ức cụ thể về việc họ bị lạm dụng, nhưng họ tiếp tục hành xử như thể họ vẫn đang gặp nguy hiểm. Họ đi từ một định cực đoan này sang một đỉnh cực đoan khác. Họ gặp rắc rối trong việc tập trung vào công việc, họ thường mắng nhiếc chính mình và người khác. Ở mức độ nào đó, vấn đề họ gặp phải cũng giống các vấn đề của các cựu chiến binh, nhưng điểm khác biệt là sang chấn thời thơ ấu đã làm họ mất một số năng lực tinh thần, trong khi những cựu chiến binh vẫn có được những năng lực ấy từ trước khi họ bị sang chấn.  Nhận ra vấn đề này, một nhóm chúng tôi đã đến gặp Robert Spitzer, lúc ấy ông đang phát triển bộ DSM-III (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn  tâm thần). Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu, gọi là thử nghiệm thực địa, để so sánh các vấn đề mà những nhóm bệnh nhân sang chấn khác nhau gặp phải. 
 
ĐIỀU GÌ KHIẾN MỘT NGƯỜI DỄ NỔI CÁU VÀ TỰ NGUYỀN RỦA BẢN THÂN?
Đầu tiên, chúng tôi phát triển một thang điểm tổng hợp tất cả các triệu chứng sang chấn khác đã được ghi nhận trong các tài liệu khoa học, sau đó, chúng tôi phỏng vấn 525 bệnh nhân trưởng thành để xem các nhóm bệnh nhân cụ thể có bị ảnh hưởng từ những vấn đề khác nhau hay không. Chúng tôi chia bệnh nhân thành ba nhóm:  Những người có tiền sử bị người chăm sóc lạm dụng tình dục hoặc lạm dụng thể chất khi còn nhỏ. Các nạn nhân của bạo lực gia đình gần đây. Và những người vừa trải qua thảm họa thiên tai. Có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm này, cụ thể là giữa hai nhóm đầu và cuối: nạn nhân của nạn lạm dụng trẻ em và những người trưởng thành vừa sống sót qua thiên tai. Những người trưởng thành từng bị làm dụng khi còn nhỏ thường gặp rắc rối trong việc tập trung, dễ nổi cáu và tự nguyền rủa bản thân. Họ gặp rắc rối vô cùng lớn khi đối phó với các mối quan hệ thân thiết, thường mất phương hướng, dễ gặp rủi ro và không thỏa mãn với các mối quan hệ tình dục, thậm chí hoàn toàn không chấp nhận hoạt động tình dục. Họ cũng cũng có những khoảng trống lớn trong trí nhớ, thường có hành vi tự hủy hoại bản thân và có nhiều vấn đề về y tế.Trong khi đó, triệu chứng này rất hiếm thấy ở những người sống sót qua thiên tai.
 
VẪN CÒN NHỮNG VẤN ĐỀ PHẢI GIẢI QUYẾT
Tuy nhiên, có một vấn đề đó là những nhà trị liệu phải đối mặt với một tình thế vô cùng khó xử: Làm sao ta chữa trị được cho những người đang đối phó với dư âm của việc bị lạm dụng, phản bội và bị bỏ rơi khi chúng ta buộc phải chẩn đoán họ bị trầm cảm, rối loạn hoảng loạn, bệnh lưỡng cực hoặc rối loạn nhân cách ranh giới – các chẩn đoán mà thực sự không giúp giải quyết được những gì bệnh nhân đang phải đương đầu? Vậy nên, nếu là một người trưởng thành và hiểu được những điều này, chúng tôi tin chắc việc một đứa trẻ được lớn lên mà mang theo ký ức tốt đẹp về những người thân yêu, những ký ức tốt đẹp đầu đời lại quan trọng đến mức độ như thế nào. Khi ấy, những người trưởng thành – sẽ hành động và đối xử với người khác một cách khác đi rất nhiều.
*Bài viết độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng
*Nguồn tham khảo: Sách Sang Chấn Tâm Lý – Tác giả: Bessel Van Der Kolk (Saigon Books)
Ngày: 8/3/2021 - đăng bởi: CuongND
CuongND 03/08/2021 05:54:22 PM

Tag: #Chia sẻ



:

----------------